1
Tư vấn qua Facebook
1

Nhà thuốc uy tín 24h - An tâm mua thuốc chính hãng

Hotline: 0338.814.456 hoặc 0898.814.456

Giờ làm: 24/24h (T2 - CN)

Tác dụng phụ nào nguy hiểm nhất khi uống thuốc kháng sinh?

2021-09-26 13:42:04

Trong nhiều năm làm nghề, một trong những vấn đề mà nhà thuốc nhận được yêu cầu tư vấn nhiều nhất chính là tác dụng phụ của thuốc kháng sinh. Những bệnh nhân sau khi sử dụng thuốc kháng sinh thường gặp những triệu chứng nhẹ như buồn nôn, tiêu chảy, sốt... một số trường hợp nghiêm trọng hơn còn bị sốc phản vệ, dị ứng nặng, gặp vấn đề về tim mạch, viêm cơ gân, hay thậm chí là suy thận.

Kháng sinh là một loại thuốc khá phổ biến, được chỉ định để điều trị các bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn, nấm, hoạt chất kháng sinh có tác dụng tiêu diệt hoặc hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, nấm. Thuốc kháng sinh được bán đại trà trên thị trường, mà thậm chí trong một số trường hợp, bệnh nhân sử dụng không theo chỉ định của bác sỹ. Sử dụng kháng sinh quá liều. lạm dụng kháng sinh hoặc dị ứng với một hay nhiều thành phần của thuốc đã gây nên những tác dụng phụ từ nhẹ đến rất nguy hiểm.

Lạm dụng thuốc kháng sinh

Bị tác dụng phụ của thuốc kháng sinh phải làm sao? Mặc dù chỉ là các trường hợp hy hữu và không quá nguy hiểm nhưng chúng ta cũng cần phải biết cách xử lý như thế nào cho hiệu quả và an toàn nhất. Với kinh nghiệm làm nghề trong nhiều năm, Nhà thuốc uy tín 24h xin phép chia sẻ cho bạn đọc những cách xử trí tác dụng phụ của thuốc kháng sinh khi gặp phải.

Sốc phản vệ khi uống thuốc kháng sinh

Một trong những tác dụng phụ nguy hiểm nhất khi sử dụng thuốc kháng sinh đó là sốc phản vệ. Nguyên nhân chính dẫn đến sốc phản vệ thuốc là cơ thể bệnh phân có phản ứng dị ứng với các thành phần của thuốc, biểu hiện rất rõ ràng trên cơ thể như phát ban, nổi mề đay, da mẫn đỏ, hụt hơi,... bệnh nhân thường được đưa đi cấp cứu khi tình trạng diễn ra rất đột ngột và cường độ cao. Tình trạng này vệ thường diễn biến rất nhanh có khi ngay tại thời điểm sử dụng thuốc thuốc hoặc trong vòng 15 phút đến 1 tiếng sau khi tiêm thuốc kháng sinh. Sốc phản vệ tuy không phổ biến nhưng những biểu hiện ra ngoài khá nguy hiểm.

Người sử dụng thuốc đặc biệt không được tự ý sử dụng thuốc không có đơn kê của bác sỹ, và nếu như có tiền sử dị ứng thuốc phải thông báo với bác sỹ ngay lập tức để được kê đơn thuốc phù hợp, không gây phản ứng sốc phản vệ. Nhưng đa phần trường hợp gặp sốc phản vệ là khi sử dụng thuốc kê đơn mới, chưa từng sử dụng trước kia, nên khi gặp các biểu hiện của sốc phản vệ, ngay lập tức đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất, quan trọng hơn nữa là lưu lại thành phần thuốc mà bệnh nhân dị ứng để tránh sử dụng lại thuốc có thành phần tương tự.

Tác dụng phụ gây rối loạn tiêu hóa

Uống thuốc kháng sinh bị đau bụng, bị nôn hay tiêu chảy là những biểu hiện rối loạn tiêu hóa khá phổ biến khi người bệnh gặp tác dụng phụ sau sử dụng thuốc kháng sinh. Nguyên nhân gây ra do việc uống hoặc tim kháng sinh gây mất cân bằng vi khuẩn trong đường ruột.

Tác dụng phụ sau bao lâu thì hết? Biểu hiện có thể dừng lại sau khi thôi sử dụng thuốc kháng sinh, cũng có một số trường hợp nặng hơn, bệnh nhân tiêu chảy cấp, cần phải dừng ngay việc sử dụng thuốc kháng sinh và thực hiện bù nước vào cơ thể.

Tiêu chảy do kháng sinh
Rối loạn tiêu hóa do tác dụng phụ của kháng sinh

Vậy làm sao để tránh tiêu chảy khi sử dụng thuốc kháng sinh? 

  • Chú ý không sử dụng những thuốc cầm tiêu chảy, vì có thể cũng gây nên việc ngăn cản quá trình đào thải độc tố của cơ thể. Bệnh nhân cần tránh sử dụng lại những thuốc kháng sinh gây tiêu chảy cho mình lần trước cũng như tránh tăng liều hoặc giảm liều dùng dẫn đến mất cân bằng vi khuẩn đường ruột. 
  • Chú ý trong các bữa ăn, nên ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa, mềm, tránh ăn những thực phẩm khó tiêu, tránh sử dụng các thực phẩm cay nóng, nước có ga, cồn, cafe in và thực phẩm giàu chất xơ. Nên chia bữa ăn thành nhiều bữa, mỗi bữa ăn vừa đủ, không nên ăn quá no gây nên ức chế tiêu hóa. 

Gây vấn đề tim mạch

Tác dụng phụ này hiếm gặp, thường chỉ xảy ra với nhóm thuốc kháng sinh đặc biệt như Terbinafine, erythromycin và một số fluoroquinolon như ciprofloxacin. Biểu hiện rõ ràng như mạch đập không đều, tụt huyết áp.

Để tránh tác dụng phụ này, bệnh nhân cần tìm hiểu rõ nhóm kháng sinh sử dụng, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Và đặc biệt nếu có tiền sử tim mạch, bệnh nhân cần khai báo đầy đủ với nhân viên y tế chỉ định sử dụng thuốc.

Suy thận do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh

Một trong những tác dụng phụ nguy hiểm bậc nhất gặp phải khi lạm dụng thuốc kháng sinh là gây suy thận, cơ quan bài tiết quan trọng của cơ thể. Thận có nhiệm vụ đào thải độc tố, kể cả thuốc ra khỏi máu qua đường nước tiểu, nếu "công việc quá tải", thận của bạn sẽ xuất hiện tình trạng suy, thậm chí là hỏng thận với bệnh nhân bệnh thận.

Suy thận do lạm dụng kháng sinh

Đối với những bệnh nhân thận hoặc người cao tuổi, các nhân viên y tế cần đặc biệt chú ý về liều lượng kháng sinh. Đồng thời bệnh nhân không lạm dụng thuốc, không tự ý sử dụng kháng sinh, đặc biệt đối với bệnh nhân thận.

Da trở nên nhạy cảm với ánh nắng mặt trời

Trong số các loại kháng sinh, có một số loại là chất quang hóa như doxycycline, tetracycline, fluoroquinolones hay sulfa. Những thuốc này tác động đến việc phản ứng của da với ánh nắng mặt trời, ở đây là tia tử ngoại. Khi sử dụng các loại thuốc này, làn da trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều với ánh nắng mặt trời, nếu tiếp xúc với ánh nắng nhiều tia tử ngoại (thời gian từ 10h đến 14h - thời điểm nắng to) làn da có nguy cơ bị cháy nắng, phồng rộp hay thậm chí là bong tróc gây tổn thương các tế bào da.

Sử dụng các loại thuốc này bệnh nhân cần tránh việc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, có thể sử dụng kem chống nắng thoa lên da nếu bắt buộc phải tiếp xúc với môi trường ánh nắng.

Sử dụng thường xuyên thuốc kháng sinh có thể gây nhiễm nấm

Sử dụng thuốc kháng sinh thường xuyên gây nên mất cân bằng, phá vỡ cấu trúc hệ sinh thái vi khuẩn trong cơ thể, khiến cơ thể trở nên dễ nhiễm các loại nấm như nấm men. Những điểm nhiễm nấm có thể xảy ra ở móng tay, móng chân, miệng, thậm chí là ở âm đạo phụ nữ khi bị mất cân bằng độ PH.

Các triệu chứng của nhiễm nấm do lạm dụng thuốc kháng sinh bao gồm:

  • Ngứa âm đạo, sưng đau và cảm giác nóng bỏng khi giao hợp và khi đi tiểu
  • Tiết dịch âm đạo bất thường, thường có màu trắng xám và vón cục
  • Sốt và ớn lạnh
  • Một lớp phủ dày màu trắng trong miệng và cổ họng gây đau khi ăn hoặc nuốt
  • Xuất hiện các mảng trắng trên cổ họng, má, vòm miệng hoặc lưỡi
  • Bị mất vị giác khi ăn uống

Cách khắc phụ tình trạng nhiễm nấm do uống kháng sinh này là có thể sử dụng thêm một số loại thuốc kháng nấm như thuốc kháng nấm men. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng.


Kiến thức bệnh
4 PHƯƠNG PHÁP TỰ KIỂM TRA NGUY CƠ ĐỘT QUỴ TẠI NHÀ
4 PHƯƠNG PHÁP TỰ KIỂM TRA NGUY CƠ ĐỘT QUỴ ...

2020/12/18


Một trong những phương pháp đơn giản và có thể cảnh báo sớm đột quỵ hiệu quả đó là thử ...

7 DẤU HIỆU BÁO TRƯỚC CƠN ĐỘT QUỴ VÀ 5 NGUYÊN TẮC PHÒNG TRÁNH
7 DẤU HIỆU BÁO TRƯỚC CƠN ĐỘT QUỴ VÀ 5 ...

2020/12/18


7 dấu hiệu nhận biết đột quỵ là gì? 5 nguyên tắc phòng tránh đột quỵ hiệu quả nhất

NANG MÀO TINH HOÀN LÀ GÌ? CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH VÀ LƯU Ý
NANG MÀO TINH HOÀN LÀ GÌ? CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH ...

2020/12/18


Nang mào tinh hoàn có nguy hiểm không? Các triệu chứng thường gặp? Có chữa khỏi được không?

VIÊM MÀO TINH HOÀN LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, CÁCH ĐIỀU TRỊ
VIÊM MÀO TINH HOÀN LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, ...

2020/12/18


Viêm mào tinh hoàn gây sưng viêm ở ống cuộn kết nối tinh hoàn có thể dẫn tới vô sinh

PHÂN BIỆT FOLATE VÀ AXIT FOLIC? SỬ DỤNG LOẠI NÀO TỐT HƠN
PHÂN BIỆT FOLATE VÀ AXIT FOLIC? SỬ DỤNG LOẠI NÀO ...

2020/12/18


Folate và Axit folic đều là các dạng tồn tại của vitamin B9, hai loại hợp chất này có tác dụng ...

THUỐC VACITUS CÓ DÙNG CHO NAM GIỚI KHÔNG?
THUỐC VACITUS CÓ DÙNG CHO NAM GIỚI KHÔNG?

2020/12/18


Thuốc Vacitus dùng cho nam hay nữ. Tác dụng đối với tinh trùng là gì?

THROMBOPHILIA HỘI CHỨNG TĂNG ĐÔNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
THROMBOPHILIA HỘI CHỨNG TĂNG ĐÔNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

2021/02/08


Hội chứng gen tăng đông máu Thrombophilia Khi nào cần xét nghiệm? Cách điều trị?

Người bệnh thận mạn tính nên ăn uống như thế nào?
Người bệnh thận mạn tính nên ăn uống như thế ...

2022/09/11


Chế độ ăn cho người mắc bệnh suy thận mạn quan trọng nhất làm kiểm soát được nồng độ Ure ...

Gốc tự do là gì? tác hại của gốc tự do với cơ thể
Gốc tự do là gì? tác hại của gốc tự ...

2020/12/13


Trong cơ thể con người luôn diễn ra các hoạt động ở cấp độ tế bào, trao đổi chất hay ...

Điểm mặt những thực phẩm giúp bổ thận
Điểm mặt những thực phẩm giúp bổ thận

2020/12/13


Thận là một trong những cơ quan quan trọng nhất trên cơ thể con người, thế nhưng ngày càng xuất ...

Đàn ông có nồng độ Testosterone cao đang nắm giữ vận mệnh của chính mình
Đàn ông có nồng độ Testosterone cao đang nắm giữ ...

2020/12/13


Liệu có phải rằng vận mệnh mỗi con người đã được quyết định bởi một lực lượng vô biên? Liệu ...

Khi nào nam giới cần kiểm tra nồng độ testosterone?
Khi nào nam giới cần kiểm tra nồng độ testosterone?

2020/12/13


Testosterone đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sức khỏe sinh sản và đời sống tình dục của ...

Tăng hooc môn testosterone liệu có thực sự khó khăn như bạn nghĩ?
Tăng hooc môn testosterone liệu có thực sự khó khăn ...

2020/12/13


Nam giới được cảnh báo rằng cần phải bổ sung lượng testosterone thiếu hụt, nhưng luôn phân vân tăng testosterone ...

Thiếu hụt testosterone nghiêm trọng như thế nào?
Thiếu hụt testosterone nghiêm trọng như thế nào?

2020/12/13


Testosterone đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và thúc đẩy ham muốn tình dục ở nam giới.

Hooc môn Testosterone - Công thức thành công của nam giới
Hooc môn Testosterone - Công thức thành công của nam ...

2020/12/13


Không chỉ cơ quan sinh dục mới quyết định đến giới tính của con người, nếu không có testosterone loài ...

phone 0338.814.456