7 DẤU HIỆU BÁO TRƯỚC CƠN ĐỘT QUỴ VÀ 5 NGUYÊN TẮC PHÒNG TRÁNH
2020-12-18 00:43:03
7 dấu hiệu nhận biết đột quỵ là gì? Đột quỵ còn có tên gọi khác là tai biến mạch máu não là một trong những căn bệnh gây tử vong với tỉ lệ cao nhất trên thế giới, tại Việt Nam mỗi năm ghi nhận khoảng 200.000 ca đột quỵ, 50% trong số đó được ghi nhận phát hiện muộn và dẫn đến tử vong, chỉ 10% được cứu chữa kịp thời, còn lại các bệnh nhân đều mang những di chứng nặng nề đến suốt đời.
NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÀI VIẾT
Bệnh diễn biến đột ngột và bệnh nhân có thể ngừng tuần hoàn ngay sau đó chỉ vài phút nếu không được cứu chữa kịp thời. Đáng buồn là căn bệnh này hiện nay đang có xu hướng tăng lên rất nhanh và đang dần trẻ hóa, đột quỵ có thể xảy ra với bất kì ai ở độ tuổi nào tuy nhiên những kiến thức về căn bệnh này dường như vẫn còn khá mơ hồ đối với chúng ta điều đó khiến nhiều người không thể nhận biết được các triệu chứng của bệnh để có thể xử lý tốt nhất nếu gặp phải trường hợp này. Hãy cùng chúng tôi điểm qua 7 dấu hiệu nhận biết đột quỵ và 5 phương pháp phòng tránh được các chuyên gia cảnh báo qua bài viết dưới đây.
BỆNH ĐỘT QUỴ LÀ GÌ?
Đột quỵ là tình trạng não bị mất oxygen đột ngột do lượng máu cung cấp cho não bị ngưng trệ, sau đó các tế bào não bắt đầu chết dần gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho bệnh nhân, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
Đột quỵ được chia làm 3 loại như sau:
Đột quỵ do tắc nghẽn mạch máu chiếm tỉ lệ 85-90% trong các bệnh nhân đột quỵ, bao gồm:
Tắc mạch do huyết khối: Trường hợp này gây ra do mạch máu bị tắc nghẽn bởi trong động mạch hình thành các cục máu đông tại vị trí cổ hoặc trên não của bệnh nhân.
Trường hợp đột quỵ do tắc mạch: Xảy ra khi cục máu đông hình thành ở một vị trí nào đó trong cơ thể (thường là tim) sau đó di chuyển lên não gây tắc nghẽn dòng chảy của mạch máu.
Đột quỵ do vỡ mạch máu: Loại này chiếm khoảng 15% trong số các bệnh nhân đột quỵ là loại đột quỵ do vỡ mạch máu trong não, thường do các mạch máu bị biến dạng hoặc túi phình chịu áp lực quá lớn bởi dòng chảy của máu, trường hợp này khá nguy hiểm có thể lập tức ảnh hưởng đến phần lớn não bộ hoặc toàn bộ não của bệnh nhân rất khó can thiệp.
Cơn đột quỵ thoáng qua: Đây là trường hợp bệnh nhân bị nghẽn mạch thời gian ngắn chỉ vài phút sau đó dòng máu lại có thể lưu thông lại bình thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe vì thế được gọi là thiếu máu thoáng qua.
7 DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BẠN ĐANG CÓ NGUY CƠ ĐỘT QUỴ CAO
Nhận biết sớm các dấu hiệu đột quỵ để không bỏ qua thời điểm vàng cứu chữa cho bệnh nhân là vô cùng cần thiết, điều này sẽ giảm đáng kể nguy cơ tử vong cũng như ngăn chặn được các di chứng nặng nề cho bệnh nhân, 7 dấu hiệu nhận biết sớm cơn đột quỵ được cảnh báo từ chuyên gia như sau:
Liệt mặt: Toàn bộ khuôn mặt bệnh nhân có biểu hiện không cân xứng, méo miệng, lệch nhân trung, các nếp nhăn ở mũi, má yếu bị kéo xuống, hiện tượng này càng thể hiện rõ khi bệnh nhân nói chuyện hoặc cười.
Rối loạn ngôn ngữ: Bệnh nhân khó noi, khó mở miệng, miệng lười cứng, nói ngọng, nói không rõ, phải cố gắng mới có thể nói được thành lời.
Các chi thiếu linh hoạt: Bệnh nhân sẽ cảm thấy nhức mỏi tay chân, đi lại hoặc làm việc khó khăn, thậm chí đứng không vững rất dễ ngã.
Suy giảm nhận thức và trí tuệ: Bệnh nhân bị rối loạn nhận thức, không nhạy bén, trí nhớ giảm mạnh thậm chí ù tai, mất nhận thức.
Thị lực giảm: Bệnh nhân bị mờ mắt hoặc thậm chí không thể nhìn thấy, đây là dấu hiệu rất nguy hiểm cần được đưa đi cấp cứu ngay lập tức.
Thần kinh bị ảnh hưởng lớn: Biểu hiện căng thẳng thần kinh, đau thần kinh, đau đầu dữ dội đặc biệt là các bệnh nhân có tiền sử đau nửa đầu và rối loạn thần kinh.
Cảm giác đau đớn: Bệnh nhân cảm thấy đau đầu, đau tim, đau thắt ngực, tim đập nhanh...Cảm giác khó chịu, bứt rứt.
Có rất nhiều nguyên nhân cũng như yếu tốt gia tăng nguy cơ mắc đột quỵ chủ yếu phải kể đến các nguyên nhân chủ quan như sau
Bệnh nhân mỡ máu cao, thừa cân, béo phì kéo dài từ đó rất dẽ hình thành các mảng xơ vữa, cục máu đông trong thành mạch gây cản trở mạch máu, bệnh nhân tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm về tim mạch,... huyết áp, đây là nhóm có nguy cơ đột quỵ cao nhất.
Bệnh nhân cao huyết áp có nguy cơ bị đột quỵ cao bởi huyết áp cao là bệnh gây áp lực lớn lên thành mạch, các cục máu đông dễ hình thành gây tắc nghẽn mạch máu.
Bệnh nhân mắc các bệnh về tim mạch cũng có nguy cơ đột quỵ cao.
Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, bệnh nhân mắc chứng thiếu máu não.
Người hay sử dụng rượu bia, chất kích thích, hút thuốc lá, lười vận động... Là nhóm có nguy cơ đột quỵ cũng khá cao.
Bệnh nhân từng có tiền sử bị đột quỵ trước đây.
Nhiễm lạnh có nguy cơ gây tăng huyết áp đột ngột và vỡ mạch máu dẫn đến đột quỵ vì thế cơ thể chúng ta cần được giữ ấm nhất là đối với những người trung niên, người già trong những ngày thời tiết thất thường.
Đối với các nguyên nhân chủ quan này chúng ta có thể hoàn toàn chủ động phòng tránh được đột quỵ nếu có chế độ ăn uống, tập luyện và loại bỏ các yếu tố nguy cơ có thể gây đột quỵ.
Xem thêm: Bi-Q10 - Giải Pháp Toàn Diện Cho Bệnh Lý Tim Mạch
Các nguyên nhân khách quan khác:
Tuổi càng cao nguy cơ đột quỵ càng cao nhất là đối với người ở độ tuổi ngoài 50.
Nam giới thường có tỉ lệ đột quỵ cao hơn so với nữ giới.
Do di truyền, trong gia đình có người bị đột quỵ, thiếu máu não, nhồi máu cơ tim thường có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn những đối tượng khác.
CÁC BIẾN CHỨNG CÓ THỂ GẶP PHẢI DO ĐỘT QUỴ GÂY RA
Đột quỵ có nguy cơ dẫn đến tử vong rất nhanh nếu không được phát hiện và cứu chữa kịp thời, ngoài ra các di chứng sau đột quỵ cũng rất nặng nề tùy vào mức độ trầm trọng của bệnh nhân có thể kể đến một số các di chứng thường gặp như:
Bệnh nhân có nguy cơ bị liệt cao, có thể liệt toàn thân, liệt nửa người, liệt tay, chân, liệt mặt... Di chứng này gây cản trở sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày, bệnh nhân cần đượ phục hồi vận động sau khi tai biến tránh trường hợp nàm một chỗ gây nguy hiểm cho sức khỏe và sinh hoạt phải phụ thuộc vào sự giúp đỡ của người khác.
Bệnh nhân bị suy giảm trí nhớ, trí tuệ không còn minh mẫn, nói trước quên sau, lơ mơ, không được tỉnh táo...
Bệnh nhân bị ảnh hưởng đến cơ mặt, cơ miệng khiến việc nối, nuốt khó khăn, nói ngọng, thậm chí là không nói được.
Người bị tai biến có nguy cơ dẫn đến mù lòa, nếu được điều trị sớm và kịp thời thì vẫn có khả năng nhìn thấy hoặc chỉ bị mờ một bên mắt.
Bệnh nhân không thể tự chủ trong các sinh hoạt cá nhân mà phải nhờ vào người thân, có trường hợp bị ảnh hưởng đến thần kinh sẽ gặp phải tình trạng tiểu tiện không tự chủ.
Các di chứng gây tâm lý tự ti cho người bệnh, bệnh nhân sẽ cảm thấy mặc cảm vì là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Vì thế gia đình và xã hôi cần quan tâm, động viên để họ có tâm lí thoải mái nhất trong quá trình điều trị bệnh, điều đó cũng giúp bệnh tiến triển tốt hơn.
Để phòng tránh căn bệnh đột quỵ nguy hiểm này chúng ta cần quan tâm đến sức khỏe của mình ngay từ hôm nay bằng cách:
Đối với nhóm bệnh nhân mắc các bệnh lý về tiểu đường, tim mạch, huyết áp, mỡ máu cao: cần điều trị cũng như phòng các biến chứng của bệnh một cách tốt nhất và triệt để nhất, hãy thưỡng xuyên tham khảo ý kiến của bác sĩ về phương pháp điều trị, ăn uống, nghỉ ngơi, tập luyện cũng như kiểm tra sức khỏe định kì để phát hiện bệnh sớm nhất có thể.
Hãy xây dựng cho mình thói quen ăn uống lành mạnh ngay từ hôm nay:
Bạn nên ăn các loại thực phẩm sạch, tốt cho sức khỏe bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất cần thiết, hạn chế những thực phẩm chứa nhiều đường, cholesteron...Các loại thực phẩm nên sử dụng là các loại rau xanh, các loại củ, quả, ngũ cốc, các hồi, cá thu, nên uống nhiều nước lộc cũng như nước hoa quả...
Bên cạnh đó cần hạn chế các loại thực phẩm là đồ ăn đóng sẵn, đồ chiên rán, các loại dưa cải muối, hạn chế ăn các loại thịt, sữa, tinh bột, đồ ngọt, trứng, không nên sử dụng các loại rượu bia, chất kích thích, đồ uống có ga có cồn, không hút thuốc lá.
Xây dựng cho mình chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, ăn đúng bữa, ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc, hạn chế tối đa căng thẳng, stress trong cuộc sống, không tắm đêm, chú ý giữ ấm cơ thể trong thời điểm giao mùa, chú ý đến vấn đề tăng sức đề kháng cho bản thân.
Bạn nên khám sức khỏe định kì 6 tháng một lần để đảm bảo luôn có một sức khỏe tốt cũng như phát hiện nguy cơ đột quỵ sớm và các bệnh lý khác của bản thân, tránh hiện tượng khi cảm thấy cơ thể không khỏe mới đi kiểm tra khiến việc phát hiện và điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra bạn cần nắm rõ các dạng đột quỵ cũng như các triệu chứng dễ nhận biết nhất của bệnh đột quỵ để chủ động phòng tránh cũng như đối phó với các trường hợp cấp bách xảy ra xung quanh chúng ta như đã nêu ở trên đây tránh trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.
KẾT LUẬN
Nắm rõ các dấu hiệu đột hiệu quỵ và phát hiện kịp thời là cách tốt nhất để giảm thiểu các di chứng chứng của bệnh cũng như giảm thiểu tỉ lệ tử vong cho người bệnh, vì vậy bạn cần phải ghi nhớ nằm lòng 7 dấu hiệu và 5 nguyên tắc phòng tránh được chuyên gia cảnh báo trên đây để có thể kịp thời cứu chữa, đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế sớm nhất để được thăm khám và điều trị.
Bên cạnh đó mỗi chúng ta nên quan tâm và lắng nghe cơ thể mình ngay từ hôm nay để có những biện pháp chăm sóc sức khỏe tốt nhất, bởi bệnh tật có thể đến với bất cứ ai và ở bất kì thời điểm nào.