Suy giảm trí nhớ không còn là bệnh của người già, cuộc sống hiện đại nhiều yếu tố tiêu cực tác động làm cho sức khỏe trí tuệ của người trẻ đang giảm xuống trông thấy. Nếu bạn là một người dưới 35 tuổi mà đang có những dấu hiệu nhớ trước quên sau thì thực sự xem xét lại sức khỏe trí não của bản thân. Nhà thuốc uy tín sau một thời gian tìm hiểu về chứng suy giảm trí nhớ xin phép được đưa ra những tổng hợp về nguyên nhân gây nên chứng bệnh này.
1. Mất ngủ thường xuyên là nguyên nhân hàng đầu gây ra suy giảm trí nhớ
Theo các chuyên gia, giấc ngủ là thời gian tái tạo sức lạo động cho cơ thể, các tế bào, các mô làm việc mệt mỏi, bị tổn thương sẽ được phục hồi trong thời gian này. Bên cạnh đó, việc tạo ra sóng não lúc ngủ cũng là một cơ chế quan trọng trong việc lưu trữ dữ liệu của bộ não. Sóng não giúp chuyển những ký ức đến vỏ não, phần trước trán, những ký ức này sẽ được lưu trữ tại đây như một kho chứa.
Thiếu ngủ, mất ngủ thường xuyên gây nên việc sóng não không thể chuyển dữ liệu ký ức đến khu vực lưu trữ, gây ra chứng quên, lâu dần sẽ thành mất trí nhớ. Các chuyên gia khuyên bạn nên ngủ đủ 7 đến 8 tiếng một ngày để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh và não bộ hoạt động bình thường.
2. Sử dụng nhiều đồ uống có cồn ảnh hưởng nghiêm trọng đến não bộ
Sử dụng các đồ uống có cồn như bia, rượu thường xuyên không chỉ gây ra các vấn đề sức khỏe thông thường mà còn ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của não bộ. Đồ uống có cồn khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ ngăn chặn việc chuyển oxy lên não, dẫn đến tình trạng tổn thương não. Theo thời gian tình trạng này kéo dài, toàn bộ hệ thống thần kinh trung ương bị ảnh hưởng. Suy giảm trí nhớ hay mất trí là hệ quả tất yếu của sự tổn thương này. Hạn chế sử dụng bia rượu là điều kiện tiên quyết để tránh tình trạng suy giảm trí nhớ do chất uống có cồn gây ra.
3. Căng thẳng, stress và trầm cảm là bạn đồng hành của chứng suy giảm trí nhớ.
Nếu bạn đang hoặc đã trải qua giai đoạn trầm cảm, chán nản, chính bạn sẽ rất khó khăn để tập trung và ghi nhớ. Những cảm xúc mang tính tiêu cực bao gồm cả sự giận dữ, sợ hãi và lo âu cũng có thể làm cho bạn mau quên, mất khả năng tập trung.
Công việc với cường độ lớn, áp lực về kinh tế khiến bạn trở nên căng thẳng, stress nặng, chính những tâm trạng không tốt này đang ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ghi nhớ và nhận thức của não bộ. Điều quan trọng đó là làm cho cuộc sống bớt những lo âu, căng thẳng. Tâm trạng thoải mái sẽ khiến não bộ hoạt động hiệu quả hơn, ghi nhớ được lâu hơn.
4. Cố gắng làm nhiều việc cùng lúc không làm bạn thông minh hơn
Đa phần chúng ta có thói quen làm nhiều việc cùng lúc với hy vọng hoàn thành được nhiều việc càng nhanh càng tốt. Trong khi nhiều người nghĩ điều này là tốt nhưng thói quen này về lâu dài có thể dẫn đến rối loạn tâm thần, căng thẳng và giảm trí nhớ. Thậm chí, vào thời điểm tâm trí của bạn bị quá tải với những việc cần làm có thể dẫn đến rối loạn tâm thần.
Nếu bạn có dấu hiệu tâm trí rối loạn, trí nhớ kém, điều duy nhất có thể làm để khắc phục là học cách tập trung vào một việc duy nhất tại một thời điểm. Hãy nhớ rằng bộ não của bạn chỉ có thể hoàn thành tốt một vấn đề trong một thời điểm. Điều này có nghĩa là việc tiếp xúc cùng lúc với nhiều ý tưởng có thể dẫn đến “ô nhiễm tinh thần”, làm suy giảm trí nhớ.
5. Bạn đang thiếu Vitamin B1
Vitamin B1 được hấp thụ hàng ngày thông qua thức ăn, đóng vai trò là chuyển hóa thức ăn thành năng lượng cho cơ thể hoạt động. Không chỉ vậy, các nhà khoa học chỉ ra rằng, Vitamin B1 cần thiết cho sự hoạt động bình thường của não bộ. Phần lớn vitamin B1 trong cơ thể con người nằm ở não bộ, chúng duy trì việc sản xuất các dẫn truyền thần kinh có tác động đến tâm trạng, trí nhớ, sự chuyển động và suy nghĩ của con người.
Một người nếu không cung cấp đủ lượng vitamin B1 cần thiết sẽ dẫn đến chức rối loạn thần kinh dẫn đến mất trí nhớ ngắn hạn và dài hạn. Để ngăn chặn tình trạng này, hãy bổ sung đủ lượng thiamine trong ngày, tối đa 1,2 mg cho người lớn (nam là 1,4 mg, nữ là 1 mg).
Trên đây là những nguyên nhân chủ yếu gây ra chứng suy giảm trí nhớ, tùy vào từng nguyên nhân mà đưa ra cách khắc phục hiệu quả cho từng người. Quan trọng nhất vẫn là duy trì thói quen sinh hoạt tích cực, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho bữa ăn hàng ngày, loại bỏ những chất kích thích ra khỏi thực đơn. Ngoài ra có thể sử dụng các thuốc tăng cường trí nhớ, hỗ trợ não bộ hoạt động tốt hơn. Những loại thuốc này thường bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho não bộ hoạt động, cùng với tăng cường sức để kháng. Có thể kể đến một sản phẩm bổ não, hoạt huyết đang rất được ưa chuộng hiện nay đó là Memory Plus.
2020/12/18
Một trong những phương pháp đơn giản và có thể cảnh báo sớm đột quỵ hiệu quả đó là thử ...
2020/12/18
7 dấu hiệu nhận biết đột quỵ là gì? 5 nguyên tắc phòng tránh đột quỵ hiệu quả nhất
2020/12/18
Nang mào tinh hoàn có nguy hiểm không? Các triệu chứng thường gặp? Có chữa khỏi được không?
2020/12/18
Viêm mào tinh hoàn gây sưng viêm ở ống cuộn kết nối tinh hoàn có thể dẫn tới vô sinh
2020/12/18
Folate và Axit folic đều là các dạng tồn tại của vitamin B9, hai loại hợp chất này có tác dụng ...
2020/12/18
Thuốc Vacitus dùng cho nam hay nữ. Tác dụng đối với tinh trùng là gì?
2021/02/08
Hội chứng gen tăng đông máu Thrombophilia Khi nào cần xét nghiệm? Cách điều trị?
2022/09/11
Chế độ ăn cho người mắc bệnh suy thận mạn quan trọng nhất làm kiểm soát được nồng độ Ure ...
2020/12/13
Trong cơ thể con người luôn diễn ra các hoạt động ở cấp độ tế bào, trao đổi chất hay ...
2020/12/13
Thận là một trong những cơ quan quan trọng nhất trên cơ thể con người, thế nhưng ngày càng xuất ...
2020/12/13
Liệu có phải rằng vận mệnh mỗi con người đã được quyết định bởi một lực lượng vô biên? Liệu ...
2020/12/13
Testosterone đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sức khỏe sinh sản và đời sống tình dục của ...
2020/12/13
Nam giới được cảnh báo rằng cần phải bổ sung lượng testosterone thiếu hụt, nhưng luôn phân vân tăng testosterone ...
2020/12/13
Testosterone đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và thúc đẩy ham muốn tình dục ở nam giới.
2020/12/13
Không chỉ cơ quan sinh dục mới quyết định đến giới tính của con người, nếu không có testosterone loài ...