1
Tư vấn qua Facebook
1

Nhà thuốc uy tín 24h - An tâm mua thuốc chính hãng

Hotline: 0338.814.456 hoặc 0898.814.456

Giờ làm: 24/24h (T2 - CN)

Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào cho mẹ và bé?

2020-12-13 21:52:45

Phụ nữ mang thai từ tuần thứ 20 trở đi, có thể bị chẩn đoán mắc đái tháo đường thai kỳ hay tiểu đường thai kỳ. Nguyên nhân chủ yếu do rối loạn nội tiết tố hoặc cơ thể mẹ bầu không thể tổng hợp được insulin. Đừng quá lo lắng khi bị chẩn đoán tiểu đường thai kỳ, chỉ cần có chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý, tình trạng sức khỏe của bạn sẽ được kiểm soát dễ dàng.

Tiểu đường thai kỳ là bệnh gì?

Cơ thể nhờ sự hỗ trợ của hoạt chất quan trọng có tên là insulin, glucose được chuyển hóa từ thức ăn sẽ được cơ thể “biến đổi” một lần nữa vào tạo thành năng lượng duy trì hoạt động của cơ thể và các cơ quan bên trong. Tuy nhiên, sự thay đổi nội tiết tố trong thời gian mang thai có thể ảnh hưởng đến quá trình sản sinh insulin, từ đó ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa glucose. Glucose không được chuyển hóa thành năng lượng sẽ tăng lên trong máu, từ đó gây tiểu đường thai kỳ.

Bệnh tiều đường thai kỳ là một dạng bệnh tiểu đường chia thành hai loại: bệnh tiểu đường tuýp 1 và bệnh tiểu đường tuýp 2. Bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ xuất hiện trong suốt thời kỳ mang thai và thường chấm dứt sau khi em bé chào đời.Tuy nhiên, vẫn còn nhiều rủi ro phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 ở phụ nữ  đã từng mắc chứng bệnh tiểu đường thai kỳ.

Khác với bệnh tiểu đường mãn tính, tiểu đường thai kỳ chỉ xảy ra trong thời gian mang thai và có xu hướng biến mất sau khi sinh. Chỉ một số ít trường hợp tiểu đường thai kỳ phát triển thành tiểu đường tuýp 2. Hơn nữa, nếu bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai đầu tiên, bạn có khả năng “gặp lại” người bạn này cao hơn trong những lần thụ thai tiếp theo.

Làm sao để biết mẹ bầu có bị tiểu đường thai kỳ?

Bệnh đái tháo đường thai kỳ diễn ra khá âm thầm, mẹ bầu chỉ biết mình có mắc bệnh hay không cho đến khi bạn đi khám thai định kỳ và bác sĩ cho bạn làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ.

Nhưng tiểu đường thai kỳ cũng biểu hiện ra một vài dấu hiệu chung như :

  • Khát nước thường xuyên, hay thức giấc giữa đêm để uống nước.
  • Đi tiểu nhiều lần và lượng nước tiểu cũng nhiều so với các thai phụ khác.
  • Nếu chẳng may bị trầy xước, bị thương sẽ rất lâu lành.
  • Vùng kín bị nhiễm nấm, dùng các kem/thuốc trị nấm thông thường không hết.
  • Sụt cân, mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống.

 

Bệnh tiểu đường khi mang thai thường phát triển trong nửa cuối của thai kỳ, đôi khi sớm nhất là vào tuần thứ 20. Đó là lý do bạn cần những buổi kiểm tra glucose ở tuần thai 24–28. Bạn cũng có thể chủ động kiểm tra nồng độ đường trong máu nếu phát hiện các dấu hiệu đáng ngờ.

Những mẹ bầu nằm trong nhóm nguy cơ cao, chẳng hạn như mang thai lớn tuổi, có tiền sử bị tiểu đường hoặc người thân bị bệnh tiểu đường, phụ nữ thừa cân, béo phì thường được chỉ định kiểm tra glucose từ những tuần đầu tiên của thai kỳ.

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào đến mẹ bầu và thai nhi?

Tiểu đường thai kỳ tuy không phải bệnh quá nghiêm trọng nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho cả mẹ và em bé trong bụng. Cụ thể như sau :

Ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu

  • Huyết áp cao và tiền sản giật: Mẹ bầu bị tiểu đường và có protein niệu biểu hiện bệnh thận có nguy cơ bị tiền sản giật tăng gấp 4 lần so với những mẹ bầu khác.
  • Nguy cơ băng huyết sau sinh.
  • Dễ gặp chấn thương trong lúc vượt cạn do thai lớn. Một số trường hợp có thể được chỉ định sinh mổ.
  • Bạn có nguy cơ tái phát tiểu đường thai kỳ nếu đã bị bệnh trong lần mang thai đầu tiên. Hơn nữa, bạn cũng có nhiều khả năng phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 khi lớn tuổi.


Ảnh hưởng đến thai nhi

  • Bé thừa cân: Thông qua nhau thai, hàm lượng glucose trong máu của mẹ sẽ truyền sang cho thai nhi, kích thích tuyến tụy của thai nhi sản xuất thêm insulin. Điều này có thể làm cho em bé trong bụng phát triển quá mức. Trẻ có nguy cơ bị chèn ép trong âm đạo, dẫn đến gãy xương hoặc ảnh hưởng thần kinh trong quá trình chào đời. Trẻ cũng có nguy cơ cao phát triển bệnh béo phì và tiểu đường tuýp 2 khi trưởng thành.
  • Bệnh lý sơ sinh: Nghiên cứu cho thấy, những bé có mẹ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ gặp phải các vấn đề hô hấp sau sinh. Ngoài ra, bé cũng có nguy cơ bị vàng da, đa hồng cầu, giảm canxi và một số vấn đề về tim mạch.
  • Đường trong máu thấp (hạ đường huyết): Tuyến tụy của trẻ sau sinh vẫn tiếp tục sản xuất insulin để đối phó với lượng glucose dư thừa trước đây. Insulin tăng quá mức làm lượng đường trong máu xuống thấp (hạ đường huyết). Trường hợp hạ đường huyết trầm trọng có thể gây co giật ở trẻ sơ sinh.
  • Sẩy thai, sinh non và thai chết lưu: Nếu không được kiểm soát, tiểu đường thai kỳ có thể gây sinh non, sẩy thai hoặc thai chết lưu, nhất là trong những tuần cuối thai kỳ.


Cần làm gì khi biết mình mắc tiểu đường thai kỳ?

Nếu mẹ bầu bị chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ, việc lựa chọn thực phẩm hợp lý giúp kiểm soát cân nặng là rất quan trọng. Việc thực hiện chế độ ăn lành mạnh, khoa học kết hợp vận động hợp lý khi mang thai giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ mà không phải dùng đến thuốc.

  1. Ăn sáng đầy đủ :  tránh cảm giác thèm ăn dẫn tới việc ăn khó kiểm soát, việc ăn sáng đủ dưỡng chất giúp ổn định lượng đường huyết.
  2. Tránh xa thực phẩm chứa nhiều tinh bột : Để giữ nồng độ đường trong máu không tăng quá cao, bạn cần phải tránh xa các thực phẩm có khả năng làm tăng lượng đường như đường, mật ong, đường nâu, si-rô, tinh bột
  3. Kiêng nước ép trái cây ngọt : Ngay cả đường tự nhiên trong trái cây cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu của bạn, Mẹ bầu có thể ăn trái cây tươi, vì các loại trái cây tươi có chứa chất xơ giúp làm chậm sự hấp thu đường vào máu.
  4. Chế độ tập luyệt đều đặn : Các bài tập vận động nhẹ, yoga rất phù hợp cho mẹ bầu kiểm soát cân nặng.
  5. Sử dụng một số thực phẩm chức năng hỗ trợ kiểm soát tiểu đường thai kỳ như Pregnasitol


Trên đây là những kiến thức cơ bản về chứng bệnh tiểu đường thai kỳ, Nhà thuốc uy tín 24h hi vọng các mẹ bầu trang bị cho mình một nền tảng sức khỏe thật tốt để vượt cạn cùng con yêu.


Kiến thức bệnh
4 PHƯƠNG PHÁP TỰ KIỂM TRA NGUY CƠ ĐỘT QUỴ TẠI NHÀ
4 PHƯƠNG PHÁP TỰ KIỂM TRA NGUY CƠ ĐỘT QUỴ ...

2020/12/18


Một trong những phương pháp đơn giản và có thể cảnh báo sớm đột quỵ hiệu quả đó là thử ...

7 DẤU HIỆU BÁO TRƯỚC CƠN ĐỘT QUỴ VÀ 5 NGUYÊN TẮC PHÒNG TRÁNH
7 DẤU HIỆU BÁO TRƯỚC CƠN ĐỘT QUỴ VÀ 5 ...

2020/12/18


7 dấu hiệu nhận biết đột quỵ là gì? 5 nguyên tắc phòng tránh đột quỵ hiệu quả nhất

NANG MÀO TINH HOÀN LÀ GÌ? CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH VÀ LƯU Ý
NANG MÀO TINH HOÀN LÀ GÌ? CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH ...

2020/12/18


Nang mào tinh hoàn có nguy hiểm không? Các triệu chứng thường gặp? Có chữa khỏi được không?

VIÊM MÀO TINH HOÀN LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, CÁCH ĐIỀU TRỊ
VIÊM MÀO TINH HOÀN LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, ...

2020/12/18


Viêm mào tinh hoàn gây sưng viêm ở ống cuộn kết nối tinh hoàn có thể dẫn tới vô sinh

PHÂN BIỆT FOLATE VÀ AXIT FOLIC? SỬ DỤNG LOẠI NÀO TỐT HƠN
PHÂN BIỆT FOLATE VÀ AXIT FOLIC? SỬ DỤNG LOẠI NÀO ...

2020/12/18


Folate và Axit folic đều là các dạng tồn tại của vitamin B9, hai loại hợp chất này có tác dụng ...

THUỐC VACITUS CÓ DÙNG CHO NAM GIỚI KHÔNG?
THUỐC VACITUS CÓ DÙNG CHO NAM GIỚI KHÔNG?

2020/12/18


Thuốc Vacitus dùng cho nam hay nữ. Tác dụng đối với tinh trùng là gì?

THROMBOPHILIA HỘI CHỨNG TĂNG ĐÔNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
THROMBOPHILIA HỘI CHỨNG TĂNG ĐÔNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

2021/02/08


Hội chứng gen tăng đông máu Thrombophilia Khi nào cần xét nghiệm? Cách điều trị?

Người bệnh thận mạn tính nên ăn uống như thế nào?
Người bệnh thận mạn tính nên ăn uống như thế ...

2022/09/11


Chế độ ăn cho người mắc bệnh suy thận mạn quan trọng nhất làm kiểm soát được nồng độ Ure ...

Gốc tự do là gì? tác hại của gốc tự do với cơ thể
Gốc tự do là gì? tác hại của gốc tự ...

2020/12/13


Trong cơ thể con người luôn diễn ra các hoạt động ở cấp độ tế bào, trao đổi chất hay ...

Điểm mặt những thực phẩm giúp bổ thận
Điểm mặt những thực phẩm giúp bổ thận

2020/12/13


Thận là một trong những cơ quan quan trọng nhất trên cơ thể con người, thế nhưng ngày càng xuất ...

Đàn ông có nồng độ Testosterone cao đang nắm giữ vận mệnh của chính mình
Đàn ông có nồng độ Testosterone cao đang nắm giữ ...

2020/12/13


Liệu có phải rằng vận mệnh mỗi con người đã được quyết định bởi một lực lượng vô biên? Liệu ...

Khi nào nam giới cần kiểm tra nồng độ testosterone?
Khi nào nam giới cần kiểm tra nồng độ testosterone?

2020/12/13


Testosterone đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sức khỏe sinh sản và đời sống tình dục của ...

Tăng hooc môn testosterone liệu có thực sự khó khăn như bạn nghĩ?
Tăng hooc môn testosterone liệu có thực sự khó khăn ...

2020/12/13


Nam giới được cảnh báo rằng cần phải bổ sung lượng testosterone thiếu hụt, nhưng luôn phân vân tăng testosterone ...

Thiếu hụt testosterone nghiêm trọng như thế nào?
Thiếu hụt testosterone nghiêm trọng như thế nào?

2020/12/13


Testosterone đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và thúc đẩy ham muốn tình dục ở nam giới.

Hooc môn Testosterone - Công thức thành công của nam giới
Hooc môn Testosterone - Công thức thành công của nam ...

2020/12/13


Không chỉ cơ quan sinh dục mới quyết định đến giới tính của con người, nếu không có testosterone loài ...

phone 0338.814.456